Hoàn cảnh sáng tác Jingle_Bells

Năm 1840, Pierpont được giao sáng tác một nhạc phẩm đặc biệt để hát trong dịp Lễ Tạ Ơn[1]. Khi đang ở nhà anh bắt gặp một nhóm người đang đua xe trượt tuyết giữa trời đông lạnh. Anh đã tham gia với họ và chiến thắng, cũng vào lúc đó, anh bị ấn tượng bởi những chiếc chuông kêu lanh canh gắn trên xe ngựa kéo. Bài hát được sáng tác trong đêm đó và được đánh thử nghiệm bằng cây đàn piano của bà hàng xóm Otis Waterman[1]

Bảng kỷ niệm: "Jingle Bells đã được sáng tác tại đây" tại 19 High Street, Medford, MA.

James tập bài hát đó cho ca đoàn nhà thờ Medford và hoà âm cho bài nhạc để trình diễn vào lễ Tạ ơn[1], ngày lễ quan trọng và có rất nhiều người tham dự tại New England lúc ấy. Bài hát được hoan nghênh và yêu cầu hát lại vào dịp Gíang Sinh tại nhà thờ dù phần lời bài hát có nội dung không phù hợp lắm với nhà thờ (đề cập đến cảnh ngựa đua xe trượt băng, lối hẹn hò trai gái và cá cược). Lần trình diễn này là một thành công lớn đến nỗi một số khách tới thánh đường dự lễ đã xin bản nhạc đem về địa phương của mình. Vì trình diễn vào lễ Gíang Sinh nên bài hát đã được xem như một bài hát Gíang Sinh thực thụ[1].

Pierpont tìm được người chịu xuất bản bài hát đó năm 1857,và đến năm 1864 khi tờ báo Salem Evening News đăng bài tường thuật câu chuyện về bản nhạc này khiến bài ca đã mau chóng phổ biến thành bản nhạc phổ thông nhất vùng New England rồi tràn xuống phía nam. 20 năm sau đó, "Jingle Bells" có lẽ là bản nhạc hát dạo mùa giáng sinh được phổ biến nhất và làmột trong những bản nhạc cổ nhất nước Mỹ, Bài hát ghi đậm ảnh hưởng vào những hình ảnh mùa Giáng Sinh trên các thiệp chúc mừng, sách báo, phim ảnh và cả những nhạc bản giáng sinh khác cho đến tận ngày nay.